Là loại nấm có kích thước rất nhỏ, trong suốt, bé nhất chỉ khoảng 5/1000 nm, nấm candida Albicans có thể dễ dàng gây bệnh cho cơ thể khi gặp điều kiện không thuận lợi. Tuy nhiên, candida Albicans sống ở đâu và thường gây ra những bệnh gì thì không phải ai cũng biết.
Candida Albicans thuộc nhóm nấm men candida sinh sản bằng đơn bào nảy chồi, tế bào nấm hình cầu hay bầu dục, kích thước từ 3 - 6 µm, thường sống hoại sinh trong âm đạo, hệ tiêu hóa của người, một số ít xuất hiện trên da.
Ở bên cạnh đó có thể còn có sợi nấm giả gồm các tế bào dài dính vào nhau bởi một điểm nhỏ và dễ gãy.
Theo các chuyên gia, có 2 loại nấm men là:
– Men chính cống: sinh sản bằng nang đảm (ascus) trong đó điển hình là nấm men saccharomyces.
– Men không có nang đảm: hợp thành họ lớn cryptococcaceae. Và nấm candida là một trong những loài thuộc họ cryptococcaceae.
Tất cả các bệnh do nấm candida gây ra thì gọi là bệnh candidose (ngày xưa gọi là bệnh levures và monilia).
Nấm candida Albicans là loại nấm thường gặp nhất trong số các loại nấm thuộc chủng candida: Candida albicans, Candida krusei, Candida tropicalis, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis.
Nấm Candida Albicans vốn sinh sống tự nhiên trong cơ thể người, thường gặp ở hệ vi sinh vật đường ruột (chiếm khoảng 38%). Ngoài ra, loại nấm này còn sinh sống ở miệng, âm đạo và phế quản với tỷ lệ như sau:
30% ở miệng
39% ở âm đạo
17% ở phế quản
Tuy là một sinh vật sống cộng sinh nhưng nấm Candida nói chung và nấm candida Albicans nói riêng có thể gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch suy giảm ở những điều kiện khác nhau.
Dưới đây là những bệnh thường gặp do nhiễm nấm candida albicans:
Bệnh tưa miệng: Bệnh tưa miệng là tên gọi chung của bệnh nhiễm trùng miệng do nấm Candida Albicans gây ra với triệu chứng điển hình là sự xuất hiện của đám trắng mịn trên lưỡi, trong má hoặc thậm chí cả vòm miệng, lợi, amidan. Khi cọ xát có thể đau, chảy máu. Trẻ mắc bệnh tưa miệng thường hay khóc quấy, khó bú.
Viêm thực quản: Nấm Candida từ miệng có thể lan sang thực quản, gây viêm thực quản. Viêm thực quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong lòng thực quản, biểu hiện khó nuốt, đau khi nuốt, đau phía sau xương ức khi ăn hoặc uống nước, khó chịu, nóng rát ngực, buồn nôn, nôn ra máu, đau dạ dày, chán ăn, ho…
Nấm âm đạo: có tới 75% nữ giới trong độ tuổi sinh sản từng ít nhất một lần mắc phải bệnh này. Bệnh không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể lan sang các vùng lân cận, gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng, buồng trứng… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Nấm lưỡi, tưa miệng, nấm miệng, viêm lưỡi,…là tất cả những tên gọi khác nhau của hiện tượng nhiễm nấm Candida albican vào đường miệng.
Thông thường, loại nấm này chung sống cộng sinh cùng với các lợi khuẩn nhưng khi hệ miễn dịch giảm sút hoặc do nhiều yếu tố khác như: dùng kháng sinh, đeo răng giả, vệ sinh răng miệng lưỡi không sạch, nấm candida Albicans sẽ có cơ hội để bùng phát gây bệnh.
Nấm lưỡi xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy đây là hiện tượng lành tính nhưng nếu không trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng khác và sẽ rất khó để điều trị về sau:
Nấm có thể lan từ miệng sang thực quản, gây viêm thực quản hoặc lan ra toàn thân khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu nếu niêm mạc lưỡi miệng bị viêm loét, cảm giác ăn không ngon, trẻ nhỏ thường bỏ bú, quấy khóc.
Thậm chí, nếu bị nhiễm nấm toàn thân, nấm xâm nhập vào máu qua vị trí mở khí quản, ống thông khí hoặc vết thương phẫu thuật thì bạn còn có nguy cơ cao bị tử vong. Hàng năm, ước tính ở Hoa Kỳ có đến 2800 đến 11200 ca tử vong do nấm này.
Bởi vậy khi bị nấm lưỡi do nhiễm nấm candida Albicans, người bệnh cần có phương pháp để điều trị dứt điểm.
Bên cạnh việc dùng thuốc kháng nấm có tác dụng tại chỗ, bệnh nhân cần ăn uống và sinh hoạt khoa học, bổ sung nhiều lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, ăn nhiều rau, trái cây có chứa vitamin C nhằm tăng sức đề kháng.
Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc khác nhau để trị nấm lưỡi theo cả Tây y và Đông y, tuy nhiên người bệnh nên đi thăm khám và tìm hiểu thật kỹ các loại thuốc này, tránh trường hợp tiền mất tật mang, bệnh không khỏi mà còn gây tác dụng không mong muốn.
Sản phẩm trị nấm lưỡi tốt phải vừa có công dụng điều trị sạch nấm Candida Albicans lại vừa có tác dụng điều trị các triệu chứng gây bệnh.
Nếu là sản phẩm bôi trực tiếp lên lưỡi, thuốc phải có độ an toàn tuyệt đối, thậm chí nếu vô tình nuốt cũng không gây ảnh hưởng tới cơ thể. Đây là điều cực kỳ quan trọng để bạn chọn thuốc, nhất là thuốc nấm lưỡi cho trẻ em.
Mặt khác, sản phẩm trị nấm lưỡi được đánh giá cao không những trị bệnh mà còn có tác dụng phòng ngừa. Bạn nên ưu tiên chọn những loại thuốc có cả thành phần có lợi cho sự phục hồi các tế bào bị tổn thương đồng thời nuôi dưỡng niêm mạc lưỡi miệng khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nấm lưỡi tái phát ở mức cao nhất.
Tham khảo sản phẩm trị nấm lưỡi tốt nhất tại ĐÂY
Để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0989268458 để được hỗ trợ tư vấn!
Tư vấn zalo: 0989268458
Chia sẻ bài viết: